Welcome to class 9h!!!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài Gửi Mới Nhất
Bài gửi Người gửi sau cùng Thời gian
» 20-11-2011
Fri Nov 18, 2011 8:55 pm
» spam
Sat Sep 24, 2011 12:19 am
» kế hoạch đi chơi đầu hè 2011
Sun May 22, 2011 10:19 am
» Ảnh của bọn mình Mùng 5 nè các cậu!!!
Tue Feb 08, 2011 8:09 pm
» Đi chơi Tết nào các cậu!!!!
Mon Feb 07, 2011 8:38 pm
» thông báo đi chơi 1-1 đây
Sun Jan 02, 2011 8:20 pm
» CF9H
Sun Dec 26, 2010 5:36 pm
» Những ca khúc bất hủ từ những bộ phim bất hủ !
Tue Dec 07, 2010 7:53 pm
» Hình :D
Sun Dec 05, 2010 11:59 am
» nhok Maruko
Sun Nov 28, 2010 2:30 pm

Share | 

 

 Sên biển: Biết gọi là con hay cây?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Sên biển: Biết gọi là con hay cây? Icon_minitimeWed Jan 27, 2010 11:03 am

dungtotbung

Trial Mod

Tổng số bài gửi : 199
Join date : 17/10/2009
Age : 29
Đến từ : Tuy Hòa

Bài gửiTiêu đề: Sên biển: Biết gọi là con hay cây?

 
Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện một điều chưa từng thấy trong thiên nhiên: một loài sên biển vừa là động vật như đồng loại nhưng lại có khả năng tổng hợp diệp lục tố (clorophyl) – chức năng cơ bản của thực vật.

Sên biển: Biết gọi là con hay cây? Gb2r1racjoq3k37klreg_tn_475x356
Đây là một con sên biển màu xanh lục, nửa động vật, nửa thực vật, tự sinh ra clorophyl để thực hiện quá trình quang hợp, biến ánh sáng thành năng lượng.

Những con sên biển màu xanh lá cây dường như đã lén lút đánh cắp gen tổng hợp diệp lục tố của rong biển mà chúng thường ăn. Với loại gen “mượn tạm” này, chúng đã thực hiện được quá trình quang hợp mà cây cối dùng để biến ánh nắng mặt trời thành năng lượng.

Giáo sư Sidney Pierce, một nhà sinh học nổi tiếng của ĐH Nam Florrida cho hay: "Loài sên biển này có thể tạo ra những phân tử chứa năng lượng để sống mà không cần ăn uống gì hết”.

GS Pierce đã nghiên cứu loài vật hết sức độc đáo, có tên khoa học là Elysia chlorotica này trong suốt 20 năm trời. Ông đã trình bày phát hiện quan trọng này của mình tại cuộc họp hàng năm của Hội sinh học tại Seattle vừa rồi và công bố trên Tạp chí Science News.

"Đây là lần đầu tiên người ta thấy một động vật đa bào lại có thể sản sinh ra diệp lục tố”, Pierce nói.

Những con sên biển sống ở vùng đầm lầy nước mặn ở Canada và New England. Cùng với việc ăn trộm gen để tổng hợp sắc tố xanh, các chú sên gian giảo còn đánh cắp các tế bào nhỏ li ti gọi là lục lạp (chloroplast) có chức năng điều khiển quá trình quang hợp, chuyển ánh nắng mặt trời thành năng lượng, giống như thực vật đã làm, nhờ vậy, chúng không cần ăn mà vẫn thu được năng lượng.

"Chúng tôi bắt được chúng và giữ trong bể mà không cho ăn nhiều tháng trời, mà chúng vẫn sống bình thường, chỉ cần chiếu những tia nắng mặt trời vào chúng 12 giờ một ngày” Pierce cho biết.

Các nhà nghiên cứu dùng chất đánh dầu phóng xạ để bảo đảm là những con sên này thực sự tạo ra được clorophyl chứ không phải “đánh cắp” chất màu mà tảo đã “làm sẵn” này.

Con cái của loài sên gian giảo ấy được truyền thụ lại khả năng tự tổng hợp clorophyl của bố mẹ, nhưng chưa thực hiện được quá trình quang hợp cho đến khi chúng ăn đủ một số lượng tảo để đánh cắp nốt chất lục lạp cần thiết vì chúng chưa đủ khả năng tự sinh ra chất này.

Sên thì đã thực hiện được một sự “trấn lột” ngoạn mục, nhưng các nhà khoa học thì vẫn bối rối, chưa hiểu được chúng làm thế này để “cài đặt” một đoạn gen rất khác biệt vào cơ thể mình.

Giáo sư Pierce rất dè dặt: “Rất có thể ADN chuyển được một cách tự nhiên từ loài này sang loài khác, nhưng theo cơ chế nào thì chúng tôi chưa hình dung ra”.
[center]

 

Sên biển: Biết gọi là con hay cây?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcome to class 9h!!! :: -‘๑’-Dành cho teen-‘๑’- :: Xóm nhà lá-
 

Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Sat Apr 27, 2024 11:24 am.
Powered by phpBB2
Skin Green House By Kai - Rip By C4u4m0nlin3
Copyright ©2000 - 2010, GNU General Public License.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất