Welcome to class 9h!!!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài Gửi Mới Nhất
Bài gửi Người gửi sau cùng Thời gian
» 20-11-2011
Fri Nov 18, 2011 8:55 pm
» spam
Sat Sep 24, 2011 12:19 am
» kế hoạch đi chơi đầu hè 2011
Sun May 22, 2011 10:19 am
» Ảnh của bọn mình Mùng 5 nè các cậu!!!
Tue Feb 08, 2011 8:09 pm
» Đi chơi Tết nào các cậu!!!!
Mon Feb 07, 2011 8:38 pm
» thông báo đi chơi 1-1 đây
Sun Jan 02, 2011 8:20 pm
» CF9H
Sun Dec 26, 2010 5:36 pm
» Những ca khúc bất hủ từ những bộ phim bất hủ !
Tue Dec 07, 2010 7:53 pm
» Hình :D
Sun Dec 05, 2010 11:59 am
» nhok Maruko
Sun Nov 28, 2010 2:30 pm

Share | 

 

 Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất Icon_minitimeWed Jan 27, 2010 10:09 am

dungtotbung

Trial Mod

Tổng số bài gửi : 199
Join date : 17/10/2009
Age : 29
Đến từ : Tuy Hòa

Bài gửiTiêu đề: Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất

 
Những vụ va chạm giữa trái đất và vật thể trong vũ trụ không hiếm như nhiều người vẫn tưởng. Giới khoa học tin rằng một thiên thạch hoặc sao chổi đã nổ tung ở phía trên sông Tunguska thuộc vùng Siberia, Nga vào năm 1908. Vụ nổ san phẳng toàn bộ khu vực đầy cây cối có bán kính hàng chục km. Theo Nature, xác suất để một vụ nổ thiên thạch như vậy xảy ra vào khoảng 1/500 mỗi năm. Điều đó có nghĩa là khả năng thiên thạch lao trúng địa cầu trong vòng 50 năm tới là 10%.

Timothy Spahr - giám đốc Trung tâm Tiểu hành tinh tại thành phố Cambridge, Massachusetts, Mỹ - khẳng định nếu một vật thể có đường kính từ 50 m trở lên vào vào địa cầu, nó sẽ gây nên thảm họa hủy diệt trên một vùng rộng lớn.

Vụ nổ sẽ phát ra ánh sáng mạnh hơn ánh sáng mặt trời. Bức xạ nhìn thấy và bức xạ hồng ngoại sẽ đủ mạnh để đốt cháy mọi thứ. Tất cả những người trực tiếp hứng chịu bức xạ sẽ bị thiêu cháy. Đó là nhận định của Mark Boslough, một nhà khoa học thuộc Trung tâm thí nghiệm quốc gia Sandia, Mỹ.

Newscientist cho biết, sức ép từ vụ nổ sẽ tạo nên một khối không khí có áp suất siêu lớn. Nó lan truyền trong bầu khí quyển với tốc độ lớn hơn cả âm thanh. Vì thế, con người có thể bị nghiền nát bởi sự lan truyền của khối không khí trước nghe nghe thấy tiếng nổ. Ngay cả những tòa nhà cao tầng kiên cố cũng có thể đổ sụp trước sức mạnh của nó.

Các đại dương chiếm hơn 2/3 diện tích trái đất. Vì thế, nếu một thiên thể có đường kính lớn hơn 100 m rơi xuống đại dương, nó có thể gây nên những đợt sóng khổng lồ có khả năng hủy diệt những công trình xây dựng dọc bờ biển. Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ khẳng định thiên thạch sẽ gây nên thảm họa khủng khiếp hơn nếu chúng rơi xuống đại dương thay vì trên đất liền.

Có hai cách để ngăn chặn thiên thạch đâm vào trái đất. Cách thứ nhất là bắn thiên thạch bằng tên lửa hạt nhân để nó vỡ tan. Cách thứ hai là phóng phi thuyền tới gần thiên thạch để lực hấp dẫn từ phi thuyền làm chệch quỹ đạo bay của thiên thạch. Ngoài ra tàu vũ trụ cũng có thể nã tên lửa để gây nên vụ nổ trên bề mặt thiên thạch. Tác động của vụ nổ sẽ làm lệch quỹ đạo của nó.

Dưới đây là một đoạn phim nữa mô phỏng vụ va chạm thiên thạch có thể xóa sổ sự sống trên Trái Đất



Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất Icon_minitimeWed Jan 27, 2010 10:18 am

heobi1995_vippl_propy
heobi1995_vippl_propy

Thành viên tiêu biểu

Tổng số bài gửi : 621
Join date : 11/10/2009
Age : 29
Đến từ : Qê hương tớ !

Bài gửiTiêu đề: Re: Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất

 
thông tin thêm là khoảng 30-40 năm nữa sẽ có 1 thiên thạch đổ bộ vào trái đất, các nhà khoa học vẫn đang tìm mọi cách để cứu lấy trái đất bằng cách phá vỡ mảnh thiên thạch ấy.

Nếu tính toán của các nhà thiên văn học là chính xác, thứ Sáu 13/4/2029 có thể là ngày rất không may mắn cho Trái Đất, bởi một thiên thạch khổng lồ sẽ đâm vào hành tinh xanh. Còn rất ít thời gian để chọn giải pháp xử lý nó.

Thiên thạch khổng lồ mang tên Apophis, tên vị thần bóng tối và hủy diệt trong thần thoại Ai Cập, đang di chuyển hướng về Trái đất. Tại hội thảo vừa qua về vật thể gần trái đất ở London (Anh), các nhà khoa học cho biết, còn ít thời gian để ra quyết định.

Nặng 25 triệu tấn, rộng 300-400 mét, thiên thạch này sẽ trượt lên quỹ đạo Mặt Trăng và hướng về phía Trái Đất với tốc độ trên 44.800 km/giờ vào khoảng 11 giờ 36 (giờ Hà Nội) ngày 13/4/2029.

Các nhà khoa học tin chắc với độ chính xác 99,7% rằng, hòn đá trời này mang một nguồn năng lượng bằng 58.000-65.000 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và nó sẽ cách Trái Đất khoảng 30.800-32.128 km. Khoảng cách đó bằng 2-3 lần đường kính Trái Đất nhưng ngắn hơn quãng đường bay từ Melbourne (Australia) đến New York (Mỹ). Với vị trí đó, nó sẽ đi vào quỹ đạo của nhiều vệ tinh viễn thông đang quay quanh Trái Đất và đang lo ngại nhất là nó chắc chắn bị tác động của lực trọng trường Trái Đất.

Vấn đề đang gây tranh cãi sôi nổi là, trọng lực Trái Đất sẽ tác động đến quỹ đạo của nó như thế nào và ở đâu, liệu tác động đó có đủ mạnh khiến nó thay đổi đường đi và đâm sầm vào hành tinh chúng ta hay không.

Dù tình huống tốt nhất xảy ra, Apophis không lao vào Trái Đất ngay hôm đó thì nhân dân các nước thuộc châu Âu, châu Phi, và một phần châu Á vẫn có thể nhìn thấy vật thể giống như một ngôi sao chuyển động chậm về hướng tây. Và Apophis sẽ là thiên thạch đầu tiên trong lịch sử nhân loại được thấy rõ bằng mắt thường.

Nếu tình huống xấu nhất xảy ra, Apophis rơi vào Trái Đất, nó sẽ hủy diệt cả một quốc gia và gây nên trận sóng thần cao 256 m. Thậm chí, có tính toán cho thấy, Apophis có thể gây một vệt phá hủy rộng 48 km, gần bằng chiều ngang đoạn hẹp nhất của Việt Nam, và kéo dài từ nước Nga qua Thái Bình Dương, vươn đến Trung Mỹ rồi cắt ngang Đại Tây Dương.

Mặc dù San Jose, Costa Rica, Nicaragoa và Venezuela nằm trong vùng có nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn, các nhà khoa học vẫn tin rằng, mục tiêu tiềm tàng của kẻ hủy diệt là các vùng rộng hàng chục nghìn km ngoài khơi bờ biển phía tây Mỹ, nơi có thể tạo ra một hố sâu dưới đáy biển rộng 8 km. Khi đó, một trận sóng thần cao 16 m sẽ đổ bộ vào bờ biển California.

2029 hay 2036?

Các khoa học gia tin rằng, nếu Apophis cách Trái Đất chính xác là 30.229 km, nó sẽ bay qua cái gọi là “lỗ khóa trọng trường”, nơi trọng lực Trái Đất có thể hút Apophis, lôi ra khỏi quỹ đạo chuyển động của nó và đưa vào một quỹ đạo có độ dài bằng 7/6 độ dài quỹ đạo Trái Đất.

Nếu điều đó xảy ra, chính xác 7 năm sau, tức vào năm 2036 khi Apophis quay trở lại, hành tinh của chúng ta có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng trên đường di chuyển của “con vật kếch xù”. May mắn thay, quỹ đạo hiện hành của nó cho thấy, tình huống đó chỉ có thể xảy ra với xác suất 1/45.000. Nhưng kết quả tính toán của Hiệp hội Hành tinh Mỹ lại bi quan hơn với xác suất 1/1.000.

Phi công vũ trụ kỳ cựu Russell Schweickart, 71 tuổi, từng có mặt trên phi thuyền Apollo 9 năm 1969, cũng cảnh báo, cho dù nguy cơ rất nhỏ thì cũng không nên xem thường. Thông qua Hiệp hội B612 mà ông là đồng sáng lập viên, Schweickart thúc giục Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) bắt đầu chuẩn bị đối phó với Apophis.

Nếu bắt tay vào việc, ông cho rằng, công nghệ hiện tại không đủ sức làm cho Apophis đi chệch hướng khoảng 8.000 km để khỏi đâm vào Trái Đất vào năm 2029 và trở lại hành tinh của chúng ta 7 năm sau như kịch bản nêu trên. Trừ phi có tiến bộ khoa học vượt bậc, bằng không, sẽ có rất ít nhà khoa học xác định được điểm chính xác trên Trái Đất bị thiên thạch tấn công.

Theo dõi thiên thạch rất khó bởi nó không phát ra bất cứ tín hiệu gì, từ ánh sáng, bức xạ nhiệt cho đến bức xạ vô tuyến. Nó hoàn toàn tối sẫm.

Tệ hơn, thiên thạch có thể không phải là một vật thể rắn liền khối mà là một đống sỏi, cuội bùng nhùng. Khi đó, việc gắn một tấm hay miếng nào đó lên bề mặt khối rời rạc ấy sẽ rất khó.

Schweickart thúc giục NASA lên kế hoạch phóng một hệ thống tiếp sóng vô tuyến lên bề mặt Apophis, nhằm có được thông tin chính xác nhất về quỹ đạo di chuyển của nó. Nhiệm vụ đó phải mất 12 năm mới có thể hoàn thành. Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, các dữ liệu cho thấy thiên thạch đi vào lỗ khóa trọng trường, sẽ còn đủ thời gian để làm một việc gì đó gây chệch quỹ đạo, nhưng phải hành động ngay từ bây giờ.

Bằng công nghệ hiện tại, chúng ta có thể "huých nhẹ" vào nó bằng một cú đâm của con tàu vũ trụ nặng một tấn, gây ra một tác động năng lượng động học. Giải pháp khác: Dùng một tàu vũ trụ kiểu “cánh quạt trọng lực” bay trên khối thiên thạch và kéo nó nhẹ nhàng ra khỏi quỹ đạo bởi trọng lực của chính nó.

NASA đang soạn thảo một báo cáo gửi Quốc hội vào cuối năm nay về kế hoạch làm chệch đường đi của Apophis. Ngoài ra, một cơ quan mang tên Ủy ban Phòng vệ Trái Đất sẽ được thành lập vào tháng 3/2007, với sự tài trợ của các tổ chức đa quốc gia trong đó có NASA, Cơ quan vũ trụ châu Âu và Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ.

(Theo Tiền Phong)

Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất Nasa1510
Một lần nữa xin cam kết là những thông tin này hoàn toàn có cơ sở khoa học.Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất Meteor-hitting-earth
Trái đất sau khi thiên thạch đổ bộ 2 tiếng đồng hồ :
Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất 20678815_images1269421_tt0XCMS


Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất Icon_minitimeWed Jan 27, 2010 1:35 pm

khanh9h
khanh9h

Thành viên tiêu biểu

Tổng số bài gửi : 522
Join date : 10/10/2009
Đến từ : a

Bài gửiTiêu đề: Re: Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất

 
nói thật nè cái kia cũng chỉ là tưởng tượng mọi sự đang theo sự tưởng tượng của con người thôi. mấy cái hình kia cũng chỉ là ghép thôi
có ai bít chính xác thiên thạch va vào trái đất năm nào ko
trên thì nói 2012
dưới thì nói là 2029
bó tay


Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất Icon_minitimeWed Jan 27, 2010 10:54 pm

dungtotbung

Trial Mod

Tổng số bài gửi : 199
Join date : 17/10/2009
Age : 29
Đến từ : Tuy Hòa

Bài gửiTiêu đề: Re: Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất

 
thoi di cha noi, dot thi` dung` co' on` ao`, tat nhien la` hinh` ghep' cho' hinh` that kim' dau ra, bo` chua' nể
thien thach roi la` chac rui`
nhung hinh` anh tren deu` co' co so khoa hoc ca
nhug chi co' cai' la` ko chac ve` thoi gian roi thoi


Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất Icon_minitimeWed Jan 27, 2010 11:01 pm

dungtotbung

Trial Mod

Tổng số bài gửi : 199
Join date : 17/10/2009
Age : 29
Đến từ : Tuy Hòa

Bài gửiTiêu đề: Re: Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất

 
doc kho ki~ ma` cu' on` ao`
nam 2012 la` 1 thien thach co' duong` kinh' 50m
con` nam 2029 la` thien thach apophis rộng tu`300-400m
lan` sau chu' y' nghen khanh'
doc ki~ rui` noi' cho' ko nguoi` ta bao minh` ngu ma` chanh
Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất 154149


Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất Icon_minitimeThu Jan 28, 2010 9:24 am

heobi1995_vippl_propy
heobi1995_vippl_propy

Thành viên tiêu biểu

Tổng số bài gửi : 621
Join date : 11/10/2009
Age : 29
Đến từ : Qê hương tớ !

Bài gửiTiêu đề: Re: Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất

 
kok biết thì đừng có nói thg`c Khánh kia. Theo như NASA thì thiên thạch sẽ rơi vào năm 2029 ( mà những bộ óc ưu tú của NASA đã tính toán thì kó có thể sai ), còn cái con số 2012 trên chỉ là phỏng đoán bậy thôi. Các nhà khoa học đã mất rất nhiều công sức để tính toán và mô phỏng cảnh tượng thiên thạch rơi vào trái đất trong tương lai, Qua đó có thể phòng ngừa và tìm cách ngăn chặn việc nó rơi vào trái đất,

VÀ ĐIỀU NÀY KOK PHẢI LÀ CHUYỆN ĐÙA.
(hãy tượng lúc đó chúng ta mới 34 tuổi,các mem 9H ạ)


Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất Icon_minitime

Sponsored content

Bài gửiTiêu đề: Re: Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất

 

 

Cảnh thiên thạch đâm vào trái đất

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcome to class 9h!!! :: -‘๑’-Dành cho teen-‘๑’- :: Xóm nhà lá-
 

Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Thu Mar 28, 2024 6:26 pm.
Powered by phpBB2
Skin Green House By Kai - Rip By C4u4m0nlin3
Copyright ©2000 - 2010, GNU General Public License.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất