Welcome to class 9h!!!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài Gửi Mới Nhất
Bài gửi Người gửi sau cùng Thời gian
» 20-11-2011
Fri Nov 18, 2011 8:55 pm
» spam
Sat Sep 24, 2011 12:19 am
» kế hoạch đi chơi đầu hè 2011
Sun May 22, 2011 10:19 am
» Ảnh của bọn mình Mùng 5 nè các cậu!!!
Tue Feb 08, 2011 8:09 pm
» Đi chơi Tết nào các cậu!!!!
Mon Feb 07, 2011 8:38 pm
» thông báo đi chơi 1-1 đây
Sun Jan 02, 2011 8:20 pm
» CF9H
Sun Dec 26, 2010 5:36 pm
» Những ca khúc bất hủ từ những bộ phim bất hủ !
Tue Dec 07, 2010 7:53 pm
» Hình :D
Sun Dec 05, 2010 11:59 am
» nhok Maruko
Sun Nov 28, 2010 2:30 pm

Share | 

 

 spam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
spam Icon_minitimeSat Sep 24, 2011 12:19 am

khanh9h
khanh9h

Thành viên tiêu biểu

Tổng số bài gửi : 522
Join date : 10/10/2009
Đến từ : a

Bài gửiTiêu đề: spam

 
Hồ Xuân Hương là nhà thơ lớn của dân tộc. Tuy sáng tác của bà để lại không nhiều, chủ yếu là những bài thơ Nôm truyền tụng và tập thơ chữ Hán Lưu Hương kí, song bà đã khẳng định được vị trí của mình trên thi đàn của văn học Việt Nam với một phong cách thơ vô cùng độc đáo. Chính vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu về sự đóng góp của bà cho thơ ca trung đại Việt Nam. Hoàng Hữu Yên cho rằng: Thơ Hồ Xuân Hương là rực rỡ nhất; Xuân Diệu lại đánh giá Hồ Xuân Hương như là một vịchúa thơ Nôm (...) Xuân Hương dùng thể thơ Đường luật thế mà ta không chút nào nghĩ rằng đó là một điệu thơ nhập nội, thơ Xuân Hương cứ nôm na bình dân tự nhiên (...) Xuân Hương thật xứng đáng là bà chúa thơ Nôm.

Trước hết ta tìm hiểu nhan đề của bài thơ Tự tình. Tự tình ở đây là tình cảm tự bộc lộ ra, đó chính là tâm trạng bộc bạch của chính người trong cuộc, đó là lời của tâm hồn, lời của con tim khao khát hạnh phúc cháy bỏng, đó là tiếng nói phẫn uất đau đớn xót xa... Đọc Xuân Hương thi tập ta thấy trong đó có một con người luôn luôn căm phẫn, luôn luôn phẫn nộ đối với chế độ phong kiến thối nát đương thời, đồng thời trong thơ của bà còn luôn luôn ca ngợi bênh vực cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Nhưng bên cạnh đó trong thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương luôn hiện lên một tâm trạng khao khát hạnh phúc, muốn bộc lộ cái tôi của mình. Cái tôi đó có lúc khao khát mãnh liệt nhưng cũng có lúc cô đơn uất hận xót xa, bế tắc bấp bênh, chới với giữa dòng đời.

Như trên đã nói, Tự tình là bài thơ Nôm được làm theo lối luật Đường. Bài thơ gồm 56 chữ, 8 câu chia thành 4 phần đề, thực, luận, kết, với niêm luật chặt chẽ, hàm súc mà cô đọng, lời ít mà ý nhiều. Hai câu đề của bài thơ hằn lên một nỗi niềm vừa cô quạnh, vừa bất bình ngao ngán cho một thân phận thiệt thòi quá lớn.
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Thông thường câu thơ đầu tiên của bài thơ thất ngôn bát cú có nhiệm vụ mở cửa thấy núi (Khai môn kiến sơn). Câu thơ mở đầu cho ta thấy phần nào chủ đề của bài thơ. Câu thơ đầu của bài thư này thoạt đầu dường như ta chưa thấy gì về sự báo hiệu cho chủ đề của nó. Nó chỉ là dấu hiệu của thời gian (tiếng gà văng vẳng gáy trên bom) mà ta thường thấy trong thơ ca xưa:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.

Hay tiếng gà chuyển canh trong thơ Bác:
Gà gáy một lần đêm chửa tan
Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn.

Nhưng đằng sau cái tiếng gà gáy sáng văng vẳng áy ẩn sau một tâm trạng xót xa, buồn bã, cô đơn. Lúc này con người đã tình giấc đối diện với chính mình. Tiếng gà như một âm thanh chát chúa dội vào tâm trạng cô đơn của nữ sĩ khiến cho bà cất lên những lời đầy oán hận: Oán hận trông ra khắp mọi chòm. Hai câu thơ trên đã cho a thấy được phần nào tâm trạng đắng cay chua xót của nhà thơ. Nỗi bất hạnh đó còn được thể hiện sâu sắc hơn ở những câu thơ sau.

Hai câu thực nhà thơ đã diễn tả nỗi uất ức xót xa như chìm sâu vào trong tâm hồn nhà thơ đầy bất hạnh:
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu không đánh cớ sao om.

Khi phân tích hai câu thơ này có nhà nghiên cứu đã cho rằng ở đây Hồ Xuân Hương dùng biện pháp tu từ - mượn hình ảnh khách quan để vận vào mình để diễn tả nỗi giận hờn khó kìm lại được. Ở đây nhà thơ không chỉ mượn hình ảnh khách quan để vận vào mình mà chủ yếu nhằm lột tả đau đớn xót xa bế tắc của mình. Chuông sầu, mõ thảm là những thứ gợi lên cảm giác buồn đau cô đơn lạc lõng. Nhưng ở đây làm gì có khua có đánh thế mà nó vẫn vọng ra những tiếng nghe khô khốc thảm đạm làm sao. Vậy đó là những tiếng gì? Đó là tiếng của nỗi lòng, tiếng của sự bất hạnh giữa dòng đời. Cốc diễn tả âm thanh hay diễn tả nỗi lòng? Nghe nó chát chúa khô khốc ảm đạm làm sao! Tiếng chuông chùa không ngân lên vang vọng thành hơi mà vọng lại một tiếng nghe ảm đạm làm sao? Với từ om tác giả đã thể hiện rõ sự bế tắc xót xa trước cuộc đời đen bạc, bất công.

Như vậy qua bốn câu thơ đầu ta đã hiểu rõ được sự phẫn uất bất hạnh xót xa bế tắc trong cuộc đời của nữ sĩ tài hoa. Sự bất hạnh đó phần nào được lí giải ở hai câu luận của bài:
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ
Sau giận vì chuyên để mõm mòm.

Hoá ra sự bất hạnh của bà chúa thơ Nôm là những tiếng nghe rầu rĩ. Đó là tiếng gì vậy? - Lời đồn đại, chuyện đơn sai chẳng? - Miệng thế gian biết đâu mà lường! Nhưng làm sao tránh khỏi? Những chuyện chẳng đâu vào đâu mà buồn phiền cứ dồn ập đến. Nói lên điều này chúng ta lại càng cảm thông hơn cho con người chịu nhiều bất hạnh thua thiệt hay xã hội xưa. Coi xã hội tàn nhẫn vô lương tâm đã vùi lấp con người. Hai tiếng thêm rầu rĩ nói lên sự chua cay chát chúa đó. Từ chuyện nhân thế chuyển về chuyển riêng tư sau giận vì cái duyên mõm mòm cũng không phải tại mình mà duyên phận cứ nổi nênh, bạc bẽo: Cảnh quá lứa lỡ thì chua chát biết bao!

Qua sáu câu thơ trên phần nào ta đã thấy được sự bất hạnh trong cuộc đời, nỗi chua cay thất vọng chán thường, ta hiểu được phần nào nguyên nhân gây nên những bất hạnh xót xa đó. Tất cả những cái đó ta có cảm tưởng như Xuân Hương không đứng vững nổi trước sóng gió xô đẩy của cuộc đời. Nhưng không, Hồ Xuân Hương vẫn hiên nang thách thức với một tư thế vô cùng ngạo nghễ.
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom.

Đó mới đúng là Hồ Xuân Hương, mới đúng là con người luôn luôn đấu tranh cho mọi bất công ngang trái ở đời. Trong thơ Hồ Xuân Hương ta đã từng bắt gặp cá tính đó:

Khi chế giễu tên bại tướng
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bây nhiêu.

Khi phủ định một luật lệ bất công
Quản bao miệng thế đời chênh lệch
Không có nhưng mà có mới ngoan.

Có khi lại tự khẳng định một cách mạnh mẽ:
Giơ tay với thử trời cao thấp
Xoạc cảng đo xem đất ngắn dài.

Đó là những lời trách cứ, thách thức với tư thế đối diện với mọi dư luận, mọi thế lực. Chính lòng tự tin đó đã làm nên tính cách sắc sảo độc đáo của cái tôi trong thơ Hồ Xuân Hương. Cái tôi đó dù đau đớn bất hạnh đến đâu vẫn chiến đấu thách thức đến cùng chống lại mọi dư luận bất công của xã hội. Đọc thơ Hồ Xuân Hương ta cảm nhận sự bất hạnh cay đắng cho thân phận nữ sĩ đến đâu thì ta lại càng cảm phục trân trọng sự đấu tranh cho quyền được sống hạnh phúc chính đàng của con người đến đó. Bài thơ Tự tình chính là nét tiêu biểu cho hồn thơ trữ tình của Xuân Hương.
TỰ TÌNH I
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn.
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.
TỰ TÌNH II
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không thua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử , văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom
TƯ TÌNH III
Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lêng đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.


TỰ TÌNH III
- Mượn chiếc thuyền nhỏ (chiếc bách) trôi nổi giữa dòng sông không biết về đâu để nói thân phận bấp bênh, bèo nổi của mình, hình ảnh quen thuộc ấy làm người đọc dễ cảm thông, dễ xúc động. Nguyễn Du cũng dùng hình ảnh ấy khi Thuý Kiều nghĩ đến thân phận trôi dạt, không có ngày mai của mình. Cái tài của Xuân Hương là dùng vần, nhạc kết hợp với hình ảnh tạo cho người đọc một cảm giác “ bấp bênh”, “ chới với” . Vần ÊNH trong các từ “ nổi nênh”,” lênh đênh”, “bập bềnh”... sao mà chìm nổi, nhỏ bé trước thế lực dòng sông, thế lực cuộc đời. Nghĩ về thân phận mình như thế, có người cho rằng bài thơ sáng tác lúc nhà thơ giữa hai đời chồng. Đây là quãng sống “ bàng hoàng, phân vân” không tìm được lời giải đáp cho cuộc đời, cho thân phận mình. Kể cũng đúng, nhưng cái chính vẫn là sự cảm nhận, tiên đoán về thân phận, số kiếp của mình. Một nhà thơ có bản lĩnh như vậy, một con người yêu đời như thế, cái xã hội phong kiến phản động, khắt khe kia sao dung nổi, sao hoà hợp được. Nỗi buồn bắt nguồn từ sự xung đột gay gắt giữa con người và xã hội. Càng cảm thông nỗi buồn ấy ta càng thấu hiểu lòng Xuân Hương và cái xã hội trăm phần chịu trách nhiệm trước mọi cuộc đời đau khổ.
- Lời thơ thật thảm thương, thấm thía :
Chiếc bách buồn vì phận nỗi nênh.
Chiếc thuyền nhỏ kia tự mình thương xót cho số phận của mình. Trước cuộc đời ghẻ lạnh, tàn ác, Xuân Hương càng thấy thương mình, xót xa cho mình. Khát vọng đem hạnh phúc chân chính cho mỗi một con người, xa vời, tan tác !
Nếu chiếc thuyền nhỏ kia trôi dạt gần một bến bờ nào, chắc còn một tia hi vọng. Nhưng ở đây:
Giữa dòng ... ngao ngao ngán nỗi lênh đênh.
Nhà thơ Huy Cận trước cuộc đời mất nước ngày xưa có viết:
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Cũng là một thân phận trước cuộc đời chưa tìm ra lối thoát.
Tội cho Xuân Hương, con người đâu có nhạt nhẽo với đời:
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Đem cái “ tình lai láng” làm “ bạn” với “ phong ba”, thật là chua xót !
Có kẻ lăm le “ toan đỗ bến” và thói đời lại cũng “ thăm ván bán thuyền”, thôi ... đành mặc, buông trôi.
Nhưng nghĩ lại nỗi đau, lại đày đoạ thêm cõi lòng. Xuân Hương vẫn muốn trọn tình, vẹn nghĩa, nhưng nghĩ rồi không khỏi phải lâm vào cảnh “ôm cầm thuyền ai”, nghĩ mà ngán ngẩm
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
Một con người tự tin, nóng bỏng khát vọng với đời như Xuân Hương mà cũng có lúc hoá ra chán ngán. Một câu hỏi về tội lỗi, nguồn gốc của nỗi đau ấy cứ xoáy mãi lòng ta.



 

spam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcome to class 9h!!! :: -‘๑’-Information-‘๑’- :: Thông báo chung-
 

Múi giờ hiện tại GMT. Hôm nay: Fri Mar 29, 2024 9:14 am.
Powered by phpBB2
Skin Green House By Kai - Rip By C4u4m0nlin3
Copyright ©2000 - 2010, GNU General Public License.
Hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Firefox và độ phân giải 1024x768 trở lên.
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất